Trong những năm gần đây, rất nhiều người quan tâm đến từ khóa Kumanthong. Vậy Kumanthong là gì và cần những thông tin gì liên quan đến từ khóa này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Kumanthong là gì
Kumanthong trong tiếng Thái là กุมารทอง, còn tiếng Việt dịch ra gọi là Thiên Linh Cái, Qủy linh nhi hay Cậu bé vàng. Theo tín ngưỡng trong dân gian của Thái Lan, Kumanthong được coi là thần giám hộ huyền bí hay gọi nôm na thì nó giống như một loại bùa ngải vô cùng huyền bí.
Kumanthong là một loại bùa kỳ bí, đất nước chùa Vàng chính là mẹ đẻ của loại bùa này. Nhiều người rất tin rằng búp bê Kumanthong có chứa đựng một mối liên kết giữa cuộc sống với nghiệp chướng của con người. Dễ hiểu hơn đó chính là quy luật nhân quả của con người.
Cách tạo ra Kumanthong
Các vị sư thiền của đất nước Thái Lan là những người có tâm đức độ lượng, họ luôn biểu hiện lòng trắc ẩn trong mình với những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn hay những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, không có chốn nương thân. Người ta truyền tai nhau rằng những nhà sư này đã sử dụng một loại bùa phép thần kỳ để cứu lấy linh hồn của những đứa trẻ tội nghiệp đó, đưa chúng vào hình dáng của những con búp bê để được trú nắng che mưa. Ngoài hình dạng của một cô, cậu búp bê thì chúng còn có thể được đưa vào trong những mặt họa tiết trên dây chuyền và có thể mang theo bên mình.
Kumanthong cũng có thể được tạo ra từ những thai nhi chưa kịp chào đời. Những Kumanthong này được các nhà sư đặt vào hình tượng một em bé đang nằm mút núm vú giả. Đối với những đứa bé đã được đặt chân đến thế giới trong độ tuổi từ 2 đến 8 tuổi thì hình dáng thông thường của Kumanthong là đứng hoặc ngồi. Có thể có các phụ kiện kèm thêm là các vũ khí như cung tên hoặc giáo mác. Sẽ có một vài linh hồn rất hung dữ nhưng sẽ được nhà sư chế ngự bằng cách lấy tấm vải đỏ bịt vào mắt.
Theo truyền thuyết trong dân gian, Kumanthong được ra đời như vậy.
Những điều nên biết về Kumanthong
Trong nhiều năm qua, một số bộ phận người Việt trẻ vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Thậm chí có cả những nhóm lập ra cho người “nghiện” Kumanthong, say như điếu đổ, đặc biệt là ở khu vực phía Nam Việt Nam. Trên mạng xã hội xuất hiện hàng trăm hội, nhóm có số lượng thành viên đông đảo từ hàng ngàn người tới hàng chục ngàn người. Họ chia sẻ hàng ngày cách chăm sóc búp bê như cho ăn thế nào, nuôi nấng làm sao.
Các hội nhóm này cũng là nơi mua bán Kumanthong và các đồ dùng cũng như quần áo cho chúng. Các trang nổi tiếng trên khắp cộng đồng mạng phải kể đến là: Nhóm nuôi Kumanthong ( lên tới 10.800 thành viên); nhóm mua bán bùa… ( có 7.500 thành viên) hay nhóm nuôi và chăm sóc Kumanthong với số lượng thành viên cũng không hề nhỏ… Nhiều bạn trẻ còn tổ chức ra các buổi giao lưu, gặp gỡ bên ngoài, họ sẽ đem theo “các con” và trao đổi quần áo cũng như kinh nghiệm làm cho “các con” vui…
Theo những thông tin không chính thống, Kumanthong có ít “năng lực” được thầy phép viết những lá bùa rồi đã được yểm chú rồi cất trong bụng hay dán sau lưng hoặc trên đầu của những búp bê này. Loại Kumanthong này thường có giá thấp, tất nhiên, sự “siêu nhiên” mà nó đem lại cho người nuôi mình cũng chỉ dừng lại ở việc sẽ gặp được nhiều may mắn trong kinh doanh hay bản thân được bảo vệ an toàn trong cuộc sống, Kumanthong này cũng có thể giữ nhà cửa giùm gia chủ(?!).
Còn những Kumanthong có “năng lực” cao hơn sẽ được yểm bằng xác của những thai nhi chưa kịp chào đời, hoặc bị chết yểu trong bụng, hoặc bị mẹ bỏ… Kumanthong này được các pháp sư hoặc thầy phép quảng cáo là nếu đưa chúng về nhà, nuôi nấng chúng bằng sữa hoặc kẹo bánh hàng ngày, trò chuyện với chúng và yêu thương như những đứa con của mình thì sẽ được các “linh hồn” ẩn trong búp bê phù hộ, người nuôi cầu gì được nấy, việc làm ăn thuận lợi, đường tình duyên như mong muốn, gặp may mắn trong xổ số và nhiều điều siêu nhiên khác.
Các thầy pháp khi yểm bùa cho Kumanthong cũng nhắc nhở người nuôi sẽ phải dành toàn bộ tâm tư tình cảm và sự quan tâm của mình cho búp bê, nếu ở trong nhà có trẻ em thì cần đối xử công bằng với cả con cái và Kumanthong, không được phép bỏ bê hay thiếu quan tâm vì điều này sẽ khiến Kumanthong nổi giận và gây hại đến người nuôi… Giá một Kumanthong ở Thái Lan thường dao động từ 7 trăm ngàn đến 5 triệu đồng.
Các loại Kumanthong
Kumanthong chia ra làm 2 loại bùa: Kumanthong đen và Kumanthong trắng.
Kumanthong trắng
Kumanthong trắng là loại Kumanthong được các nhà sư tạo ra dựa trên tâm thiện, bùa được luyện bằng những nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên như: các loại thảo mộc quý, cỏ cây, hoa lá, đất chùa, xá lợi,… những nguyên liệu này được niệm cùng với thần chú xa xưa trong phật giáo Thái Lan để hợp thành Kumanthong hoàn chỉnh.
Kumanthong đen
Kumanthong đen thì trái ngược hoàn toàn với Kumanthong trắng. Kumanthong đen ẩn chứa những ma thuật có thể coi là đen tối. Búp bê xấu hay tốt còn tùy thuộc vào chủ nhân nó là người xấu hay tốt, thỉnh về với mục đích như thế nào. Phần lớn Kumanthong đen được tu luyện từ vong linh của những trẻ em chết uổng hay thai nhi thậm chí là xương, mỡ của người chết,…
Có hay không nên nuôi Kumanthong?
Có hay không nên nuôi Kumanthong là một câu hỏi được rất nhiều người băn khoăn và mong muốn có lời giải đáp.
Bản chất của Kumanthong khi xuất phát từ thiện tâm của các vị thiền sư thì không hề xấu. Bởi vì, đây được coi là nơi trú ẩn của những linh hồn bào nhi, thai nhi, những linh hồn bé nhỏ ấy cần được yêu thương và chính Kumanthong sẽ giúp đỡ cho người cưu mang nó, giúp gia chủ được may mắn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Đây cũng là một cơ hội tốt để những linh hồn này có thể tích trữ nghiệp lành, mong được tái sinh và có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Nếu một người thực sự dành tâm huyết chăm sóc tốt cho Kumanthong của mình thì chắc chắn nó sẽ biết giúp đỡ ân nhân trong việc hoàn thành tâm nguyện hay những ước muốn lành mạn, không tổn hại đến người khác.
Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều người chủ sở hữu mang tâm địa độc ác hay có những hành động khuất tất sẽ dạy Kumanthong của mình làm những việc xấu để phục vụ cho lợi ích cá nhân của họ, thậm chí có người sẵn sàng dùng Kumanthong để làm hại người khác.
Khoảng thời gian nuôi Kumanthong thịnh nhất lên đến 6 năm, nhưng cũng có thể chỉ 3 năm đầu là hết công lực bởi vì ở một khía cạnh nào đó thì mối quan hệ giữa Kumanthong và chủ nhân của nó cũng sẽ có những xung đột. Khi nuôi ban đầu, bạn chỉ cần chăm sóc tốt cho Kumanthong, mua bánh kẹo hoặc đồ chơi để dỗ dành nó. Nhưng về sau, bạn có thể buộc phải nghe lời nó, làm gì phải hỏi ý kiến của nó hoặc phải nuông chiều nó. Nếu bạn làm trái ý thì nó sẽ giận hờn và có thể gây ra nhiều điều mà bạn không mong muốn.
Khi không muốn nuôi Kumanthong nữa thì bạn nên làm gì?
Khi đã thỉnh Kumanthong về nhà nhưng bạn không còn muốn nuôi chúng và thực sự muốn thoát ra khỏi chúng thì bạn phải mang chúng lên chùa, đền. Bạn cần mang theo những đồ dùng của Kumanthong, bánh kẹo,…và tìm gặp nhà sư để nhờ giúp đỡ. Kumanthong chỉ thôi theo bạn khi có người khác nhận nuôi chúng, vì vậy đừng dại dột mà vứt bỏ chúng đi nhé, bạn sẽ bị theo thậm chí cả đời.
Hi vọng với bài viết này, người đọc có cái nhìn khách quan nhất về Kumanthong và tự trả lời được câu hỏi Kumanthong là gì và có hay không nên nuôi Kumanthong.