Hệ điều hành Windows được tích hợp rất nhiều tính năng để đáp ứng nhu cầu sử dụng có người dùng. Tuy nhiên, không phải tính năng nào cũng được cài đặt và sử dụng dễ dàng. Có những cái cần chúng ta phải truy cập vào hệ thống BIOS thì mới có thể tùy chỉnh được. BIOS (Basic input/output system) vốn là một phần mềm được tích hợp vào bo mạch chủ của máy tính và có chức năng kiểm soát mọi trình từ hoạt động của máy tính. Đây được xem như là một môi trường trước khi khởi động nên các bạn không thể nào truy cập vào BIOS một cách trực tiếp từ trong Windows. Với các hệ phiên bản hệ điều hành cũ thì các bạn có thể truy cập vào BIOS bằng các phím, tổ hợp phím nhưng với Win 10 thì có hơi phức tạp hơn một chút. Ở bài viết này, mình sẽ giúp các bạn biết được cách vào BIOS trên Windows 10/8.1/7 của máy HP, Sony, Dell, Asus,… một cách nhanh chóng và đơn giản nhất.
Mục Lục
Cách vào BIOS trên Windows 10/8.1/7 dễ dàng
Với cách này, các bạn có thể áp dụng cho tất cả các phiên bản hệ điều hành Windows, các dòng máy trên Laptop và PC.
– Bước 1: Các bạn tiến hành khởi động lại máy tính. Ngay khi xuất hiện dòng chữ đầu tiên, các bạn nhanh chóng nhấn chọn phím PAUSE BREAK (Phím này nằm gần phím PrintScreen). Mục đích của việc làm này nhằm để cho quá trình Power On Self Test tạm dừng lại. Lúc này, các bạn hãy nhìn và ghi nhớ phím mình cần sử dụng.
– Bước 2: Sau khi đã ghi nhớ các phím cần thiết rồi, các bạn bấm tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete để khởi động lại máy tính một lần nữa. Và lần này, ngay khi dòng chữ đầu tiên xuất hiện, các bạn nhanh chóng ấn liên tục phím chức năng tương ứng mình muốn. Chẳng hạn như bạn muốn vào BIOS thì ấn liên tục phím F2, muốn vào Boot menu thì ấn liên tục phím F12,… Rất đơn giản phải không nào?
– Nếu có tùy chỉnh gì trong BIOS thì nhớ bấm lưu lại bằng phím F10 và khởi động lại máy tính.
Phím tắt vào BIOS, Boot Menu cho các dòng laptop phổ biến
– Đối với laptop Acer:
- Các bạn truy cập vào hệ thống BIOS bằng phím F2 hoặc Delete. Nếu máy của bạn thuộc dòng cũ thì sử dụng phím F1 hoặc đôi khi là tổ hợp phím Ctrl + Alt + Esc.
- Truy cập vào Boot Menu bằng phím F12
– Laptop Asus:
- BIOS: Đa phần dùng phím ESC. Một số dòng máy khác thì sử dụng phím DELETE hoặc F2
- Boot Menu: F2, một số dòng máy dùng phím ESC hoặc F8
– Dell:
- BIOS: Phần lớn là dùng phím F2, đôi khi dùng phím F1, Delete, F12, hoặc F3.
- Boot Menu: F12
– HP:
- Để vào được BIOS trên HP, các bạn dùng phím F10 hoặc Esc. Tuy nhiên, có một số máy lại dùng các phím F1, F2, F6, hoặc F11. Đối với các mẫu máy tính bảng thì dùng phím F10 hoặc F12.
- Boot Menu: ESC hoặc F9
– Sony:
- BIOS: Các bạn dùng phím F2 hoặc F3 hay đôi khi F1.
- Boot Menu: F11, ESC, F10 hoặc nút Assist màu hồng trên bàn phím.
– Lenovo Thinkpad:
- BIOS: F1 hoặc F2
- Boot Menu: F12, F8 hoặc F10. Đặc biệt, dòng IdeaPad P500 thì dùng phím F12 hoặc Fn + F12
– Toshiba:
- BIOS: Thường là F2, ở một số dòng máy như: Protege, Satellite, Tecra thì dùng phím F1 hoặc Esc.
- Boot Menu: F12
– Samsung:
- BIOS: Dùng phím F10 cho các dòng Ativ Book 2, 8, 9
- Boot Menu: Đa phần là phím ESC. Riêng với dòng Ativ Book 2, 8, 9 bạn sử dụng phím F2
– Fujitsu:
- BIOS: Dùng phím F2
- Boot Menu: F12
– eMachines:
- BIOS: Phím Tab hoặc Del
- Boot Menu: Cũng dùng F12
– Compaq:
- BIOS: Dùng phím F10
- Boot Menu: Esc hoặc F9
Cách vào BIOS (UEFI) trên Win 10
– Bước 1: Vào Start –> rồi chọn Settings
– Bước 2: Trong giao diện Settings, các bạn bấm chọn mục Update & Security
– Bước 3: Tiếp đến,các bạn bấm chọn vào mục Recovery nằm ở cột bên trái giao diện. Sau đó, nhìn sang cột bên phải nhấp chọn mục Restart Now nằm bên dưới mục Advanced startup.
– Bước 4: Khi đó một cửa sổ mới hiện ra, các bạn click chọn vào mục Troubleshoot. Tiếp đến, các bạn tiếp tục bấm chọn vào Advanced options.
– Bước 5: Tại hộp thoại Advanced options, các bạn click chọn vào mục UEFI Firmware Settings.
– Bước 6: Cuối cùng các bạn bấm vào nút Restart để máy tính khởi động lại và đưa bạn vào BIOS của Windows 10.
Các bạn chỉ cần làm đúng theo trình tự các bước mình chia sẻ ở trên là có thể truy cập vào hệ thống BIOS một cách dễ dàng trên Win 10.
Lời kết
Chỉ cần một vài thao tác đơn giản vậy thôi là các bạn đã có thể truy cập vào BIOS một cách nhanh chóng và dễ dàng. Một điểm quan trọng các bạn cần phải nhớ là không nên đụng chạm đến phần đặt PASS cho ổ cứng. Còn những phần khác, các bạn có thể tự do thiết lập theo ý thích của mình.
Bên cạnh những dòng máy mình liệt kê ở trên thì vẫn còn một vài dòng máy khác nữa nhưng ở đây mình chỉ hướng dẫn cách thực hiện cho những dòng máy đang được sử dụng nhiều và phổ biến nhất. Trong quá trình thao tác, những vấn đề nào các bạn chưa rõ hoặc còn đang thắc mắc thì cứ để lại ý kiến bên dưới. Mình sẽ giúp các bạn giải quyết các khúc mắt này. Chúc các bạn thành công!