Sau một thời gian sử dụng máy tính, chắc hẳn anh em nào cũng đã từng gặp phải lỗi full disk 100%. Lỗi này không chỉ thường xảy ra trên hệ điều hành Win 10/8 mà ngay cả trên Win 7 cũng gặp phải tình trạng này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng full disk 100% như: Có nhiều chương trình đang chạy ngầm, phiên bản Windows đang sử dụng chưa được cập nhật để fix lỗi,…Nói tóm lại là có hàng tá nguyên nhân khiến cho máy tính của bạn bị lỗi full disk 100%. Khi lỗi này xuất hiện, máy tính của các bạn sẽ rơi vào trạng thái đơ đơ, lag hoặc giật giật khi thao tác. Nếu tình trạng này cứ kéo dài không khắc phục sẽ dẫn tính hậu quả là làm máy tính của bạn bị nóng, mau hết pin và dễ hư hỏng. Để khắc phục lỗi Full Disk 100% trên Win 10 /8.1, các bạn hãy làm theo hướng dẫn bên dưới.
Mục Lục
Khắc phục lỗi Full Disk 100% trên Win 10 /8.1
1. Set Ram ảo bằng chế độ thủ công cho máy tính
Thay vì sử dụng chế độ tự động Automatically khiến máy tính của bạn dễ dính phải lỗi full disk 100% thì các bạn nên thiết lập cho nó một giá trị cụ thể. Cách làm như sau:
– Bước 1: Vào Start –> nhập từ khóa System vào ô tìm kiếm. Khi kết quả hiện ra, các bạn bấm chọn mục System. Tại giao diện System, các bạn bấm chọn vào mục Advanced system settings.
– Bước 2: Tiếp đến, các bạn chọn Advanced –> Settings –> Advanced –> Program –> Change..
– Bước 3: Khi cửa sổ mới hiện lên, các bạn tiến hành:
- Bỏ dấu tick tại mục Automatically manage paging file size for all drives. Sau đó, các bạn chọn ổ đĩa mình muốn tùy chỉnh (Thường là ổ đĩa C).
- Click chọn vào mục Custom size và nhìn xuống phía dưới tìm mục Recommended (mục mình đánh dấu màu xanh).
- Các bạn nhập con số được đánh dấu màu xanh đó vào mục Initial size.
- Còn mục Maximum size các bạn nhập con số là: Initial size x 2. Ở đây, con số ở mục Initial size của mình là 3531MB x 2 = 7078MB. Vậy con số mình nhập vào mục Maximum size là 7078MB.
- Sau khi đã điền xong các bạn bấm Set –> OK rồi khởi động lại máy tính là xong.
Đề xuất cho bạn:
2. Xử lý Troubleshooting
– Các bạn nhập vào ô tìm kiếm từ khóa Troubleshooting. Khi kết quả hiện ra, các bạn click chọn vào mục Troubleshooting.
– Tiếp đến, các bạn tìm và bấm chọn vào mục System and Security.
– Khi giao diện cửa sổ mới hiện ra, các bạn click chọn vào mục System Maintenance để tiến hành quét ổ đĩa.
– Cuối cùng các bạn bấm chọn Next –> rồi chọn Try Troubleshooting as an adminstrator và đợi ít phút để hệ thống quét ổ đĩa. Khi nào xuất hiện chữ Close thì nhấn chọn nó để kết thúc.
3. Tắt chức năng Maintenance
– Các bạn cũng vào giao diện Control Panel –> chọn mục System and Security –> Action Center.
– Tại giao diện Action Center, các bạn nhấp chọn Settings nằm trong mục Maintenance.
– Tiếp đến tick chọn vào mục Never check for solutions (not recommended) rồi bấm Ok là xong.
4. Vô hiệu hóa Windows SmartScreen
Windows SmartScreen có vai trò giúp máy tính của bạn tránh khỏi những phần mềm, ứng dụng độc hại trên internet. Đồng thời những trang web có nội dung không tốt hoặc các ứng dụng không rỏ nguồn gốc cũng sẽ bị Windows SmartScreen ngăn chặn. Đây là một tính năng chỉ được tích hợp từ hệ điều hành Win 8 trở lên. Nếu như máy tính của bạn đã có một trình duyệt virus an toàn và chất lượng rồi thì nên vô hiệu hóa tính năng Windows SmartScreen. Để vô hiệu hóa Windows SmartScreen, các bạn làm như sau:
– Cũng trong giao diện Control Panel, các bạn bấm chọn mục Action Center.
– Tiếp đến click chọn vào Change Windows SmartScreen settings. Sau đó, tick chọn vào mục Don’t do anything (Turn off Windows SmartScreen). Cuối cùng bấm Ok để xác nhận.
5. Vô hiệu hóa Service Superfetch
– Sử dụng tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run. Sau đó nhập vào đây từ khóa Services.msc rồi nhấn Enter.
– Khi hộp thoại Services hiện ra, các bạn tìm và nhấp đúp vào mục Superfetch (Bấm chữ S để tìm cho nhanh) rồi chọn Disabled.
6. Vô hiệu hóa Windows Search
– Các bạn cũng làm tương tự như cách vô hiệu hóa Service Superfetch, chỉ khác là lần này các bạn tìm và nhấp đúp vào mục Windows Search (Bấm W để tìm nhanh hơn) rồi cũng chọn Disabled.
7. Tắt tính năng Disk Diagnostics: Configure execution level
– Các bạn mở hộp thoại Run lên, sau đó nhập vào từ khóa gpedit.msc rồi Enter.
– Tiếp theo các bạn click chọn theo đường dẫn sau:
Computer Configuration / Adminnistrative Templates / System / Troubleshooting and Diagnostics / Disk Diagnostics.
– Sau đó nhìn sang cột bên phải sẽ thấy được mục Disk Diagnostics: Configure execution level. Các bạn nhấp đúp vào đó và chọn Disabled rồi bấm OK để lưu lại.
8. Chống phân mảnh ổ cứng thường xuyên
– Bấm chọn My Computer (This PC) –> click chuột phải vào một phân vùng bất kì (Ổ đĩa C, D, E,…)—> rồi chọn Properties.
– Tiếp đến click chọn Tools –> Optimize. Sau đó, các bạn lựa chọn ổ đĩa mình muốn chống phân mãnh (Nên ưu tiên ổ đĩa chứa hệ điều hành trước). Sau khi chọn xong ổ đĩa, các bạn bấm chọn vào Optimize để tiến hành chống phân mãnh.
– Nhiệm vụ của bạn lúc này là ngồi chờ nó chạy xong thôi.
9. Sử dụng phần mềm dọn rác Ccleaner
– Bấm chọn My Computer (This PC) –> click chuột phải vào một phân vùng bất ki (Ổ đĩa C, D, E,…)—> rồi chọn Properties.
– Sau đó chọn Disk Cleanup –> bấm Ok.
– Nếu muốn nhanh và tiện lợi hơn, các bạn có thể tải phần mềm dọn rác Ccleaner về máy.
10. Tắt bớt phần mềm chạy ngầm cùng hệ thống
– Click chuột phải vào thanh Taskbar –> chọn Task Manager.
– Tại giao diện Task Manager, các bạn bấm chọn thẻ Startup. Muốn tắt ứng dụng, chương trình nào thì các bạn chỉ cần bấm chọn vào chương trình, ứng dụng đó rồi chọn Disable. (Xem chi tiết ở đây).
11. Update Windows
– Các bạn vào Control Panel => chọn Windows Update để tiến hành cập nhật phiên bản mới nhất nhé.
Xem thêm:
12. Chạy CheckDisk
– Bấm vào Start –> nhập từ khóa “cmd” vào ô tìm kiếm. Khi danh sách kết quả hiện ra, tìm và click chuột phải vào mục Command Prompt rồi chọn Run as administrator.
– Tại giao diện cửa sổ Command prompt, các bạn nhập vào câu lệnh sau:
chkdsk /f’ /r C:
để hệ thống kiểm tra và khắc phục lỗi trên ổ đĩa cứng của bạn. Muốn kiểm tra ổ đĩa khác thì các bạn chỉ cần thay C thành ổ đĩa E, D,…
– Lúc này, hệ thống sẽ xuất hiện một thông báo để xác nhận bạn có muốn chạy CheckDisk không. Các bạn bấm Y để xác nhận.
– Ngay sau khi bấm Y, máy tính của các bạn sẽ tiến hành khởi động lại và quá trình CheckDisk cũng diễn ra. Quá trình này sẽ mất khá nhiều thời gian để chạy xong nên các bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi nhé.
13. Vô hiệu hóa Tips About Windows
– Để vô hiệu hóa được tính năng Tips About Windows các bạn vào Start –> Settings —> System –> Notification & actions.
– Sau đó, kéo xuống dưới tìm mục Show me tips about Windows và bấm OFF vào đây để tắt tính năng này đi.
14. Thay đổi vị trí Pagefile
– Click chuột phải vào My Computer (This PC) –> chọn Properties.
– Tiếp theo chọn Advanced system settings –> Settings (Nằm trong mục Performance) –> Advanced –> Change.
– Tại cửa sổ Virtual Memory, bạn bỏ dấu tích ở mục Automatically manage paging file size for all drives. Tiếp đến, bấm chọn mục No Paging File, sau đó click chọn Set.
– Bước kế tiếp các bạn bấm chọn ổ đĩa mình muốn di chuyển Pagefile sang. Tiếp theo chọn System managed size rồi click vào mục Set.
– Cuối cùng bấm Ok để hoàn tất quả trình thay đổi vị trí Pagefile.
Ngoài những cách trên, các bạn cũng có thể dùng cách gỡ trình antivirus Windows Defender để khắc phục lỗi Full Disk 100%. Trình duyệt này khá nặng và tốn rất nhiều dung lượng khi chạy nên hãy cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng.
Lời kết
Trên đây là tất cả những phương pháp có thể giúp bạn giải quyết tình trạng Full Disk 100% trên Windows. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình sử dụng máy tính. Cuối lời, mình chúc các bạn thành công!